Chẳng biết từ bao giờ cái nghề đào sá sùng đã gắn bó với những người phụ nữ vùng đất Quan Lạn nơi đây. Cái nghề mẹ truyền con nối được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác giúp những người phụ nữ nuôi gia đình. Nhưng hiện nay nghề đang có xu hướng mất đi.

Sá sùng với vẻ bề ngoài giống những con giun đất khổng lồ sống trên mặt cát có chiều dài lên đến 30cm. Màu bên ngoài là một màu hồng nhạt thường được người dân đào những khi nước thủy triều chưa lên. Nghề đào sá sùng đem lại một khoản thu nhập khá lớn đối với những người không ra biển được. Sá sùng với những giá trị dinh dưỡng mà nó đem lại cho sức khỏe cũng như hương vị thơm ngon đã trở thành một món ngon Quan Lạn. Nhưng hiện nay sá sùng đã bị khai thác quá mức có xu hướng cạn kiệt và những vụ khai thác cát khiến sá sùng trở nên càng khan hiếm.

Săn sá sùng

Đào sá sùng bằng cách truyền thống

Đào sá sùng bằng cách truyền thống

Khi biết được giá trị cao của sá sùng nhiều ngư dân đã bất chấp dùng các máy săn mồi đào sâu xuống lòng cát để bắt sá sùng. Không sử dụng những phương pháp thủ công đào sá sùng bằng thuổng mà một số người dân đã sử dụng máy đào sá sùng để có năng suất cao. Những chiếc máy đào sá sùng khi đào xong một ổ sẽ để lại 1 hố sâu trên mặt cát, điều này đồng nghĩa phá hủy môi trường sống của chúng. Đào sá sùng bằng cách săn mồi cho năng suất gấp 3 đến 3 lần so với thủ công. Những người đào sá sùng trái phép này thường bị người dân ngăn cấm vì như vậy đồng nghĩa với việc khai thác sá sùng triệt để. Ngày trước mỗi một buổi đi đào cũng phải đào được 2 đến 3kg sá sùng đi bán nhưng hiện nay chắc chỉ đào được 1kg mà thôi.

Khai thác cát

Việc khai thác cát ở Quan Lạn

Việc khai thác cát ở Quan Lạn

Việc khai thác cát trên những bãi biển làm môi trường sống cũng bị hủy hoại theo. Những bãi cát trở thành những hố sâu, môi trường cát bùn bị lẫn lộn với nhau khiến sá sùng không thể sinh sản được. Những chiếc ống hút cát mỗi lần hút lên là cả một đống sá sùng bị hút lên theo từ con bé cho đến con lớn. Việc những hố cát sâu xuất hiện còn ảnh hưởng đến công việc đi đào sá sùng của những chị em phụ nữ. Việc đào sá sùng đã vất vả nay lại càng vất vả hơn, đi đào mà chẳng được mấy.

Nỗi lo về sá sùng ngày càng cạn kiệt khiến người dân vô cùng lo lắng, cái nghề mẹ truyền con nối chắc sẽ không còn là truyền thống nữa mất. Những người dân sống phụ thuộc vào biển cả rồi sẽ ra sao, sẽ thất nghiệp hay sao. Nỗi lo ngày càng lớn dần khi đi đào sá sùng ngày càng được sản lượng thấp có những hôm chỉ được vài lạng mang về. Chính quyền cần có những biện pháp để đảm vào về sự thất thoát sá sùng như hiện nay không còn tồn tại nữa.