Lễ hội đền Hùng có 2 phần nghi lễ đó chính là: Phần lễ và phần hội.

Click https://dulichvenguon.com/category/van-hoa-coi-nguon/ bạn sẽ được đọc những văn hóa cội nguồn

Phần tế lễ được cử hành theo nghi lễ Quốc gia. Lễ vật dâng lên gồm: Tam sinh tức là 1 lợn, 1 bò, 1 dê; bánh dày; bánh chưng; xôi ngũ sắc. Nhạc khí trong lễ hội là trống đồng. Khi một hồi trống đồng vang lên, lúc này các vị chức sắc sẽ vào tế lễ theo sự điều khiển của chủ lễ. Tiếp đến sẽ là các cụ bô lão của làng xã sở xung quanh đền Hùng sẽ vào tế lễ. Sau cùng mới là nhân dân và du khách hành hương vào lễ để tỏ lòng thành kính vàtưởng niệm các vua Hùng.

Phần hội sẽ tổ chức cuộc thi kiệu của các làng với các đám rước linh đình làm cho không khí lễ hội trở nên tưng bừng và náo nhiệt hơn. Nếu như cỗ kiệu nào đó đượ đoạt giải nhất của năm nay, sang năm sẽ được rước lên đền Thượng để được triều đình cử hành quốc lễ.

Phần hội lễ hội đền Hùng

Phần hội lễ hội đền Hùng

 

Một đám rước kiệu sẽ có 3 cỗ kiệu sơn son thiếp vàng đi liền kề nhau. Kiệu đầu bày hương hoa, kiệu 2 đặt hương án còn kiệu 3 đặt lễ vật. Sau 3 cỗ kiệu là các vị quan chức và bô lão. Các vị chức sắc mặc áo thụng kiểu quan triều đình, các cụ bô lão áo thụng đỏ. Trong hội đền Hùng còn có nghi lễ hát  Xoan. Ở đền Hạ thì có hát ca trù.

Trong lễ hội còn có nhiều hoạt động và trò chơi dân gian như đu tiên hay đánh cờ, tổ tôm hoặc chọi gà, đấu vật.

Các điền thanh điền chị còn hát giao duyên đối đáp. Khi tối đến ở ngay cửa đền Hạ hoặc đền Giếng sẽ có hát tuồng, hát chèo ở các bãi rộng.

Read more Ăn mặc như thế nào khi đi lễ Chùa ngày Tết Tại Đây

Lễ hội Đền Hùng là 1 trong những phong tục đẹp nhất trong truyền thống của người dân đất Việt chúng ta ở mảnh đất Thánh địa linh thiêng của cả nước.

Trải qua bao năm tháng hào hùng lịch sử, thế nước lúc suy lúc mạnh nhưng lễ hội Đền Hùng vẫn được tổ chức hàng năm. Đây là minh chứng về bản lĩnh phi thường và thể hiện một nền văn hiến đậm đà bản sắc dân tộc ta.

Người dân nô nức về lễ hội

Người dân nô nức về lễ hội

Người dân khắp 3 miền của Tổ quốc hành hương về đất Tổ vua Hùng sẽ không có sự phân biệt tôn giáo, là người Việt Nam thì đều là con chúa của vua Hùng, ngày giỗ Tổ luôn hướng về nơi đây.

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba”…

Click Du lịch Sapa vào mùa đông, trình duyệt của bạn sẽ được chuyển hướng đến bài viết Du lịch Sapa vào mùa đông.